Telegram Group & Telegram Channel
🎙️Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga S.V. Lavrov trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn TASS, ngày 30 tháng 12 năm 2024

Câu hỏi: Có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có các cuộc đàm phán về giải pháp ngoại giao nhằm hoá giải cuộc xung đột xung quanh Ukraine có thể sẽ được bắt đầu tái khởi động vào đầu năm tới sau lễ nhậm chức của Donald Trump không? Liệu phía Nga có ý định hoặc thấy cần phải khôi phục quan hệ song phương với Mỹ dưới thời chính quyền mới?


💬 Trả lời: Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ tín hiệu chính thức nào về việc hoá giải xung đột xung quanh Ukraine. Cho đến trước ngày nhậm chức vào 20/1, D.Trump vẫn chỉ có tư cách “tổng thống đắc cử”, còn chính sách của Mỹ trong mọi lĩnh vực đều do Tổng thống đương nhiệm J. Biden và chính quyền của ông ta quyết định. Đến thời điểm này, chỉ có chính quyền J.Biden được phép thay mặt Hoa Kỳ liên lạc với Nga. Đôi khi vẫn có các cuộc liên lạc như vậy như chúng tôi vẫn thường xuyên thông báo, nhưng các cuộc tiếp xúc như vậy không đề cập đến cuộc đàm phán về Ukraine.

Nếu căn cứ vào những thông tin được rò rỉ và cuộc phỏng vấn của D.Trump với tạp chí Time vào ngày 12 tháng 12, thì ông ấy đang nói về việc “đóng băng” các hoạt động quân sự dọc theo chiến tuyến giữa các bên và chuyển giao trách nhiệm về cuộc đối đầu với Nga cho các nước Châu Âu. Tất nhiên, chúng tôi không chấp nhận các đề xuất từ đại diện của đội ngũ cố cấn của tổng thống đắc cử về việc hoãn tư cách thành viên NATO của Ukraine trong 20 năm, cũng như việc điều đội quân gìn giữ hòa bình gồm "các lực lượng Anh và Châu Âu" tới Ukraine.

Quan điểm có tính nguyên tắc của Nga về việc hoá giải cuộc xung đột xung quanh Ukraina đã được nhiều người biết đến. Quan điểm đó đã từng được Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin tuyên bố nhiều lần, kể cả trong cuộc họp báo tổng kết năm vào ngày 19/12. Chúng tôi luôn đã và sẽ vẫn sẵn sàng đàm phán.

Nhưng có một điều quan trọng cần phải hiểu là đàm phán với ai và về vấn đề gì. Đây hoàn toàn không phải là những câu hỏi vu vơ. Tổng thống [Vladimir Putin] cũng đã đề cập đến những câu hỏi này rất chi tiết tại cuộc gặp các nhà báo mà tôi đã đề cập. Về phần mình, tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh rằng chúng tôi chỉ có thể nói về những thỏa thuận đáng tin cậy, có tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhằm loại bỏ những nguyên nhân gốc rễ dẫn tới xung đột và phải xác định rõ cơ chế để không ai có thể vi phạm những thoả thuận đó.

Về triển vọng quan hệ Nga-Mỹ, thì nếu Hoa Kỳ sẵn sàng, chúng tôi luôn sẵn sàng khôi phục cuộc đối thoại chính trị đã từng bị Washington từ chối kể từ khi khởi đầu chiến dịch quân sự đặc biệt. Chính phía Mỹ từ chối chứ không phải chúng tôi, vậy nên họ phải là bên chủ động thực hiện bước đi đầu tiên.

❗️Có thể có ai đó vẫn còn chút ảo tưởng, còn tôi thì đã từ lâu tôi không còn sảo tưởng. Mọi người tự rút ra kết luận. Ngay cả khi Donald Trump muốn khôi phục quan hệ song phương, ông ta sẽ phải “lội ngược dòng” do có sự đồng thuận của lưỡng ở Hoa Kỳ về chủ trương kiềm chế Nga, bao gồm cả việc thông qua việc viện trợ cho chế độ tân quốc xã ở Kiev. Đây không phải là chuyện đơn giản. Hơn nữa, các văn kiện học thuyết của Mỹ đã xác định Nga là “kẻ thù”. Vậy nên chúng tôi sẽ phải chờ xem. Nếu người Mỹ quan tâm đến lợi ích của chúng tôi thì cuộc đối thoại sẽ từng bước được khôi phục. Nếu họ không tính đến điều đó, thì có nghĩa là mọi chuyện sẽ vẫn như trước.



group-telegram.com/RusEmbVietnam/5485
Create:
Last Update:

🎙️Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga S.V. Lavrov trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn TASS, ngày 30 tháng 12 năm 2024

Câu hỏi: Có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có các cuộc đàm phán về giải pháp ngoại giao nhằm hoá giải cuộc xung đột xung quanh Ukraine có thể sẽ được bắt đầu tái khởi động vào đầu năm tới sau lễ nhậm chức của Donald Trump không? Liệu phía Nga có ý định hoặc thấy cần phải khôi phục quan hệ song phương với Mỹ dưới thời chính quyền mới?


💬 Trả lời: Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ tín hiệu chính thức nào về việc hoá giải xung đột xung quanh Ukraine. Cho đến trước ngày nhậm chức vào 20/1, D.Trump vẫn chỉ có tư cách “tổng thống đắc cử”, còn chính sách của Mỹ trong mọi lĩnh vực đều do Tổng thống đương nhiệm J. Biden và chính quyền của ông ta quyết định. Đến thời điểm này, chỉ có chính quyền J.Biden được phép thay mặt Hoa Kỳ liên lạc với Nga. Đôi khi vẫn có các cuộc liên lạc như vậy như chúng tôi vẫn thường xuyên thông báo, nhưng các cuộc tiếp xúc như vậy không đề cập đến cuộc đàm phán về Ukraine.

Nếu căn cứ vào những thông tin được rò rỉ và cuộc phỏng vấn của D.Trump với tạp chí Time vào ngày 12 tháng 12, thì ông ấy đang nói về việc “đóng băng” các hoạt động quân sự dọc theo chiến tuyến giữa các bên và chuyển giao trách nhiệm về cuộc đối đầu với Nga cho các nước Châu Âu. Tất nhiên, chúng tôi không chấp nhận các đề xuất từ đại diện của đội ngũ cố cấn của tổng thống đắc cử về việc hoãn tư cách thành viên NATO của Ukraine trong 20 năm, cũng như việc điều đội quân gìn giữ hòa bình gồm "các lực lượng Anh và Châu Âu" tới Ukraine.

Quan điểm có tính nguyên tắc của Nga về việc hoá giải cuộc xung đột xung quanh Ukraina đã được nhiều người biết đến. Quan điểm đó đã từng được Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin tuyên bố nhiều lần, kể cả trong cuộc họp báo tổng kết năm vào ngày 19/12. Chúng tôi luôn đã và sẽ vẫn sẵn sàng đàm phán.

Nhưng có một điều quan trọng cần phải hiểu là đàm phán với ai và về vấn đề gì. Đây hoàn toàn không phải là những câu hỏi vu vơ. Tổng thống [Vladimir Putin] cũng đã đề cập đến những câu hỏi này rất chi tiết tại cuộc gặp các nhà báo mà tôi đã đề cập. Về phần mình, tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh rằng chúng tôi chỉ có thể nói về những thỏa thuận đáng tin cậy, có tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhằm loại bỏ những nguyên nhân gốc rễ dẫn tới xung đột và phải xác định rõ cơ chế để không ai có thể vi phạm những thoả thuận đó.

Về triển vọng quan hệ Nga-Mỹ, thì nếu Hoa Kỳ sẵn sàng, chúng tôi luôn sẵn sàng khôi phục cuộc đối thoại chính trị đã từng bị Washington từ chối kể từ khi khởi đầu chiến dịch quân sự đặc biệt. Chính phía Mỹ từ chối chứ không phải chúng tôi, vậy nên họ phải là bên chủ động thực hiện bước đi đầu tiên.

❗️Có thể có ai đó vẫn còn chút ảo tưởng, còn tôi thì đã từ lâu tôi không còn sảo tưởng. Mọi người tự rút ra kết luận. Ngay cả khi Donald Trump muốn khôi phục quan hệ song phương, ông ta sẽ phải “lội ngược dòng” do có sự đồng thuận của lưỡng ở Hoa Kỳ về chủ trương kiềm chế Nga, bao gồm cả việc thông qua việc viện trợ cho chế độ tân quốc xã ở Kiev. Đây không phải là chuyện đơn giản. Hơn nữa, các văn kiện học thuyết của Mỹ đã xác định Nga là “kẻ thù”. Vậy nên chúng tôi sẽ phải chờ xem. Nếu người Mỹ quan tâm đến lợi ích của chúng tôi thì cuộc đối thoại sẽ từng bước được khôi phục. Nếu họ không tính đến điều đó, thì có nghĩa là mọi chuyện sẽ vẫn như trước.

BY Посольство России во Вьетнаме / Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam 🇷🇺 🇻🇳




Share with your friend now:
group-telegram.com/RusEmbVietnam/5485

View MORE
Open in Telegram


Telegram | DID YOU KNOW?

Date: |

Right now the digital security needs of Russians and Ukrainians are very different, and they lead to very different caveats about how to mitigate the risks associated with using Telegram. For Ukrainians in Ukraine, whose physical safety is at risk because they are in a war zone, digital security is probably not their highest priority. They may value access to news and communication with their loved ones over making sure that all of their communications are encrypted in such a manner that they are indecipherable to Telegram, its employees, or governments with court orders. Russians and Ukrainians are both prolific users of Telegram. They rely on the app for channels that act as newsfeeds, group chats (both public and private), and one-to-one communication. Since the Russian invasion of Ukraine, Telegram has remained an important lifeline for both Russians and Ukrainians, as a way of staying aware of the latest news and keeping in touch with loved ones. The Securities and Exchange Board of India (Sebi) had carried out a similar exercise in 2017 in a matter related to circulation of messages through WhatsApp. The Russian invasion of Ukraine has been a driving force in markets for the past few weeks. The news also helped traders look past another report showing decades-high inflation and shake off some of the volatility from recent sessions. The Bureau of Labor Statistics' February Consumer Price Index (CPI) this week showed another surge in prices even before Russia escalated its attacks in Ukraine. The headline CPI — soaring 7.9% over last year — underscored the sticky inflationary pressures reverberating across the U.S. economy, with everything from groceries to rents and airline fares getting more expensive for everyday consumers.
from de


Telegram Посольство России во Вьетнаме / Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam 🇷🇺 🇻🇳
FROM American